Hồng bàng là ổ nước ta. nước ta lúc ấy gọi là văn lang

Mùa xuân năm 1942, khi đang sống và làm việc tại Pác Bó (Cao Bằng), Bác Hồ với bút danh Nguyễn Ái Quốc đã viết và cho xuất bản bài thơ “Lịch sử nước ta”1 với 208 câu lục bát để kể lại 4.000 năm lịch sử "dựng nước và giữ nước" của dân tộc ta từ thời Hồng Bàng cho đến đầu thế kỷ XX. Thông qua những câu thơ của dân tộc, Người đã giới thiệu và khái quát những sự kiện lịch sử trọng đại, miêu tả cận nét bức tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc với những bậc anh hùng “thời nào cũng có”. Ngay từ đầu tác phẩm, Bác đã rất chú trọng đến việc học và nghiên cứu lịch sử nước nhà, Người viết:
Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
*
Thăm đền Hùng, Hồ Chủ tịch nói với các chiến sĩ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải ra sức giữ nước” (ảnh tư liệu)
Theo Bác, cội nguồn của dân tộc Việt Nam được bắt đầu từ các vị vua Hùng trong thời đại Hồng Bàng, tác phẩm “Lịch sử nước ta” khởi đầu câu chuyện lịch sử như sau:
Hồng Bàng là tổ nước ta.

Bạn đang xem: Hồng bàng là ổ nước ta. nước ta lúc ấy gọi là văn lang

Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang. Thiếu niên ta rất vẻ vang, Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời
Tác phẩm cũng cho chúng ta thấy rằng lịch sử dân tộc không chỉ là thời kỳ của những triều đại với vai trò của các vị vua, mà còn là tầm vóc của quảng đại nhân dân với đủ thành phần và ở mọi lứa tuổi:
Bất kỳ nam nữ, nghèo giàu, Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn. Người giúp sức, kẻ giúp tiền, Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta
Những trang sử anh hùng bất khuất của dân tộc đã được khái quát qua các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nổi bật với hình ảnh “Phụ nữ ta chẳng tầm thường/Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời”. Với những huyền thoại điển hình “Phất cờ khởi nghĩa giếtngười tà gian” của Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Đông Hán, là cuộc “Khởi binh cứu nước muôn đờilưu phương” của bà Triệu Ẩu (Triệu Thị Trinh) ở Thanh Hoá, là nữ danh tướng Bùi Thị Xuân cùng chồng phò tá vua Quang Trung để “đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu”,…Đọc tác phẩm, chúng ta tự hào về tiền nhân với những bậc hiền tài xuất chúng một lòng một dạ phụng sự tổ quốc, bảo vệ non sông như: Lý Bí, Mai Hắc Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Nguyễn Huệ, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Diệu,…cho đến những anh hùng vô danh trong cuộc khởi nghĩa Đô Lương năm 1941.Tại mỗi giai đoạn lịch sử, Bác đều khái quát những điểm mạnh, yếu của từng thời kỳ để rồi chỉ ra sự hưng thịnh hay suy vong của một triều đại là do lòng dân quyết định. Đặc biệt, Người cho rằng các cuộc xâm lược đều khởi nguồn từ việc “Ta không đoàn kết” trong khi vua quan “ngu hèn” nên đã “Để cho Tàu lại xâm quyền nước ta” và qua những nốt trầm của lịch sử ấy, Bác ngậm ngùi khi “Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng”.Người phê phán những kẻ đã tạo cơ hội cho quân thù xâm lược nước ta, làm cho nhân dân phải lầm than cơ cực vì bị áp bức bóc lột, đó là:
Lịch sử rướm máu khi những kẻ tàng bạo nắm quyền uy gây ra cảnh đồ thán như Lê Long Đỉnh “…bạo ngượchoành hành/Ra đời thì đã tan tành nghiệp vương”, chính là những vua quan triều Nguyễn đã “cõng rắn cắn gà nhà” gây đau thương cho dân tộc khi:
Tự mình đã chẳng có tài, Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây. Nay ta mất nước thế này, Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà, Khác gì cõng rắn cắn gà, Rước voi dầy mả, thiệt là ngu si
Khi viết về giai đoạn dân tộc ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Bác đã kể rất chậm và chi tiết từ “NămTự Đức thập nhất niên” (1858) bằng những câu thơ đầy câm phẫn của một người yêu nước thương dân:
NămTự Đức thập nhất niên, Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây. Hăm lăm năm sau trận này, Trung Kỳ cũng mất, Bắc Kỳ cũng tan, Ngàn năm gấm vóc giang san, Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây! Tội kia càng đắp càng đầy, Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng.
Lúc đất nước bị ngoại xâm cũng là thời kỳ để nhân tài xuất hiện, Người khẳng định “Nước ta nhiều kẻ tôi trung” đã dựng nên “Ngọn cờ khởi nghĩa nhiều nơi lẫy lừng” để đuổi Tây, đánh Pháp, họ chính là “Hoàng DiệuvớiNguyễn Tri Phương/ Cùng thành còn mất làm gương để đời”, là những trí thức hiền sĩ với những cuộc dấy binh, những phong trào khởi nghĩa đánh trả quân thù ở khấp mọi miền của Tổ quốc:
Trung Kỳ đảng Phan Đình Phùng Ra tay đánh Pháp, vẫy vùng một phương.

Xem thêm: Những Quốc Gia Giàu Nhất Thế Giới, Top 10 Nước Giàu Nhất Thế Giới Hiện Nay Năm 2021

Mấy năm ra sứcCần Vương, Bọn ôngTán Thuậtnổi đường Hưng Yên, Giang san độc lập một miền, ÔngHoàng Hoa Thámđất Yên tung hoành. Anh em khố đỏ, khố xanh, Mưu khởi nghĩatại Hà thành năm xưa, Tỉnh Thái Nguyên với Sầm Nưa, Kế nhau khởi nghĩa rủi chưa được toàn. Kìa Yên Bái, nọ Nghệ An Hai lần khởi nghĩa tiếng vang hoàn cầu.
Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cuộc khởi nghĩa “đánh Tây” đã được nâng lên một tầm cao mới:
Nam Kỳim lặng đã lâu, Năm kia khởi nghĩa đương đầu với Tây. Bắc Sơnđó,Đô Lươngđây! Kéo cờ khởi nghĩa, đánh Tây bạo tàn.
Tại phần kết thúc của tập thơ, Người kêu gọi tất cả đồng bào cùng nhau hiệp lực, đoàn kết một lòng để đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại quyền tự chủ cho Tổ quốc thân yêu, vì giờ đây:
Chúng ta có hội Việt Minh Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh Mai sau sự nghiệp hoàn thành Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!
Với 208 câu thơ lục bát, bài thơ “Lịch sử nước ta” đã lựa chọn những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện quan trọng từ thời cha ông dựng nước đến những năm đầu của cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng để giới thiệu với nhân dân. Người đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của dân tộc với bao nổi thăng trầm. Bài thơ chính là một minh chứng toàn vẹn về vẻ đẹp anh hùng của những người con Đất Việt trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một tác phẩm vô giá về lịch sử và văn học, xứng đáng có vị trí quan trọng trong kho tàng lịch sử mà Người đã để lại cho dân tộc ta. Ngày nay, với tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ, sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi ở mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình kiến thức về lịch sử để bồi dưỡng thêm lòng tự hào dân tộc, hiểu và biết nhiều hơn về truyền thống anh hùng của các thế hệ tiền nhân để “tự đề kháng” với những luồng thông tin xấu, độc đầy rẫy trên không gian ảo và mạng Internet. Phải biết về lịch sử nước nhà để tự tin và vững bước thẳng tiến theo con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã chọn./.

Tác giả bài viết: Ngô Hải Sơn


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: làm việc, cao bằng, ái quốc, xuất bản, bài thơ, lịch sử, lục bát, dân tộc, thế kỷ, thông qua, giới thiệu, khái quát, sự kiện, trọng đại, miêu tả, ngoại xâm, xây dựng, bảo vệ, tổ quốc, anh hùng, tác phẩm
cusc.edu.vn. Số điện thoại : 02923 823 442