Bài Tập Tình Huống Luật Tố Tụng Dân Sự

Tình huống 1: Tháng 10/2012, anh A cho anh B vay 200 triệu đồng, thời hạn trả nợ là tháng 12/2012, việc vay tiền có lập thành văn bản. Tháng 11.2012, anh A cho anh B thuê một xe bốn chỗ để đi lại và thời hạn trả xe vào tháng 02/2013… Tuyển tập 12 bài tập tình huống luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo.

Bạn đang xem: Bài tập tình huống luật tố tụng dân sự

Tuyển tập 12 bài tập tình huống luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo

ĐỀ BÀI:

Bài tập 1 – tình huống luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo

Tháng 10/2012, anh A cho anh B vay 200 triệu đồng, thời hạn trả nợ là tháng 12/2012, việc vay tiền có lập thành văn bản. Tháng 11.2012, anh A cho anh B thuê một xe bốn chỗ để đi lại và thời hạn trả xe vào tháng 02/2013.

Dù đã hết hạn trả nợ và trả xe đã lâu nhưng anh B vẫn không thực hiện nghĩa vụ nên anh A đã khởi kiện anh B ra Tòa án với hai yêu cầu: Anh B phải trả nợ gốc, tiền lãi theo hợp đồng vay tiền và trả lại xe cho anh A.

Tòa án Quận X, thành phố H đã thụ lý và giải quyết cả hai yêu cầu của anh A trong cùng một vụ án.

Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố H giải quyết cả hai yêu cầu của anh A trong cùng một vụ án như vậy là đúng hay sai? Tại sao?./.


Tuyển tập Đề thi môn Luật Tố tụng dân sự Có đáp án

Tuyển tập Bài tập môn Luật Tố tụng dân sự Có đáp án

Tuyển tập Nhận định môn Luật Tố tụng dân sự Có đáp án


Đáp án

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về Phạm vi khởi kiện thì do quan hệ dân sự vay tiền giữa anh A và anh B và quan hệ dân sự cho thuê xe giữa anh A và anh B có liên quan với nhau nên việc Tòa án Quận X, thành phố H đã thụ lý và giải quyết cả hai yêu cầu của anh A trong cùng một vụ án phù hợp với quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Bài tập 2

1 – A có quyền khởi kiện B đòi nợ trong trường hợp này hay không?.

Đáp án

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì A có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 4 và Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2 – Xác định Quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách đương sự?

Đáp án

Xác định Quan hệ pháp luật tranh chấp

Tranh chấp trên là tranh chấp về hợp đồng giữa A và B nên đây là quan hệ pháp luật dân sự.

Xác định tư cách của đương sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó:

Nguyên đơn là A, do A là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.

Bị đơn là B, do B là người bị nguyên đơn (A) khởi kiện.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Không.

Căn cứ pháp lý: khoản 1, 2, 3 và 4, Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

3 – Giả sử Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý và phát hiện đã hết thời hiệu thời kiện thì Tòa án phải xử lý như thế nào?

Đáp án

Căn cứ theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì Trường hợp Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý và phát hiện đã hết thời hiệu thời kiện thì Tòa án (Lúc này ra bản án, quyết định giải quyết vụ án) mà đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án (Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án) ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Nếu đương sự không có yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: điểm e, khoản 1, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

4 – Nếu Tòa án đã thụ lý vụ án nhưng sau đó các bên lại thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết số tiền nợ thì Tòa án phải xử lý như thế nào?

5 – Nếu trong quá trình Tòa án giải quyết mà A chết thì Tòa án phải xử lý tình huống này như thế nào?./.

Xem thêm:

Đáp án

Có 02 trường hợp:

Trường hợp A chết mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của A thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trường hợp A chết mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của A thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 214 và điểm a, khoản 1, Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

*
*
Tuyển tập 12 bài tập tình huống luật tố tụng dân sự có đáp án tham khảo

Bài tập 3

Năm 2010, A và B kết hôn. Năm 2012, A và B thỏa thuận thuận tình ly hôn và mỗi người sẽ trả một nửa số tiền đã vay của ông C là 50 triệu đồng. Nêu cách giải quyết của Tòa án trong các trường hợp sau:

1 – Khi nhận được thông báo của Tòa án, ông C cho rằng vợ A và B đã vay của ông 100 triệu chứ không phải là 50 triệu.

Đáp án

Căn cứ quy định tại Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Nghĩa vụ chứng minh thì Đương sự có yêu cầu phải tự chứng minh Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

Do đó, ông C cho rằng vợ A và B đã vay của ông 100 triệu chứ không phải là 50 triệu thì ông C có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ chứng minh việc vợ A và B đã vay của ông 100 triệu đồng.

Trường hợp ông C không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ chứng minh việc vợ A và B đã vay của ông 100 triệu đồng thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Căn cứ pháp lý: Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2 – Trong quá trình Tòa án giải quyết, A và B phát sinh tranh chấp về việc cấp dưỡng cho con, C không phản đối với sự thỏa thuận của A và B về cách chi trả khoản vay trên.

Đáp án

Căn cứ quy định tại khoản 5, Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trường hợp A và B hòa giải đoàn tụ không thành mà A và B phát sinh tranh chấp về việc cấp dưỡng cho con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.

Căn cứ pháp lý: khoản 5, Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Bài tập 4

Với nội dung như trên, Anh chị hãy xác định:

1 – Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên? Căn cứ pháp lý?.

Đáp án

Nếu trong hợp đồng vay của A và B thỏa thuận Tòa án nhân dân Quận 1 nơi nguyên đơn là A cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân Quận 1 (Tòa án các bên đã thỏa thuận). Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35 và quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Nếu trong hợp đồng vay của A và B không thỏa thuận Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc giữa A và B có văn bản thỏa thuận Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì: Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền theo lãnh thổ và quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân Quận 3 – Tòa án nơi bị đơn cư trú.

Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 35 và điểm a, b khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Câu hỏi 2

2 – Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm. A, B đã thỏa thuận được với nhau là B sẽ trả cho A khoản tiền 500 triệu đồng trong thời gian là 1 tháng, B chịu toàn bộ án phí sơ thẩm và A, B không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án nữa nên Hội đồng xét xử đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Hội đồng xét xử ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như trên là đúng hay sai? Tại sao?./.

Đáp án

Hội đồng xét xử ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như trên là đúng.

Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 246 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì: Tại phiên tòa sơ thẩm, trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không, nếu A, B đã thỏa thuận được với nhau là B sẽ trả cho A khoản tiền 500 triệu đồng trong thời gian là 1 tháng, B chịu toàn bộ án phí sơ thẩm và A, B không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án nữa và xét thấy sự thỏa thuận này là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.

Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 246 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Bài tập 5