Tỷ Lệ Kết Hôn Ở Việt Nam

Dưới sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội quan hệ Hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay cũng đang có nhiều biến đổi. Trải qua thực tiễn tư vấn, giải quyết các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân gia đình, các Luật sư của Luật Hùng Bách xin gửi tới các bạn 05 thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể như sau:


Kết hôn.

Bạn đang xem: Tỷ lệ kết hôn ở việt nam

Đối với việc kết hôn, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định chặt chẽ, rõ ràng. Cụ thể, tại khoản 5 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định “kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”. Theo đó, điều kiện kết hôn của nam, nữ được quy định tại khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”.

Quy định trên bao gồm các yếu tố về độ tuổi kết hôn; ý chí của hai bên nam, nữ; khả năng xác lập quan hệ hôn nhân của hai bên nam, nữ và các trường hợp pháp luật cấm kết hôn. Ngoài ra, tại khoản 2 điều này, pháp luật không thừa nhận việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính: “2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Hình ảnh: Kết hôn là sự khởi đầu của quan hệ Hôn nhân gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Về thủ tục Đăng ký kết hôn của nam, nữ Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

So với Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, điều luật quy định về đăng ký kết hôn đã bỏ phần quy định về nghi thức kết hôn để phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Theo quy định trên, việc kết hôn để được coi là hợp pháp bắt buộc phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, quan hệ hôn nhân sẽ được nhà nước bảo vệ.

Tuy pháp luật đã có những quy định rõ ràng và chặt chẽ về việc kết hôn nhưng trên thực tế, vấn đề vi phạm điều kiện kết hôn vẫn diễn ra khá phổ biến. Điển hình là hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Theo quy định tại khoản 8 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”. Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện hành cũng như các văn bản pháp luật liên quan khác không đưa ra khái niệm cho thuật ngữ “hôn nhân cận huyết”. Theo cách hiểu thông thường, hôn nhân cận huyết được hiểu là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người trong phạm vi ba đời được xác định là: đời thứ nhất là cha mẹ; đời thứ hai là anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba là anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội (KT-XH) 53 dân tộc thiểu số năm 2015 cho thấy tỷ lệ tảo hôn chung của 53 DTTS là 26,6%, trong đó tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện KT-XH rất khó khăn như: Mông 59,7%; Xing Mun 56,3%, La Ha 52,7%. Gia Rai 42%; Raglay 38,3%; Bru - Vân Kiều 38.9%,... Trong 40/53 DTTS, tỷ lệ này là trên 20%, trong đó có 13 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 40-50% trở lên; 6 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 50-60% trở lên.

Đối với việc kết hôn cận huyết, Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 DTTS năm 2015 cho thấy: tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống của 53 DTTS là 0,65%, trong đó các DTTS có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống cao gồm: Mạ 4,41%, Mảng 4.36%. Mnông 4,02%, Xtiêng 3,67%,… Hôn nhân cận huyết xảy ra chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Một số dân tộc như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê Đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo, Mông, Rơ Măm, Brâu … có tỷ lệ hôn nhân cận huyết khá cao, lên đến 10%,

Vấn đề Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết diễn ra với thời gian dài gây ra nhiều hệ quả đáng báo động như:

Thứ nhất, đối với sức khỏe, độ tuổi kết hôn được pháp luật quay định đã được các nhà lập pháp cân nhắc dựa trên thể trạng và sự phát triển của người Việt Nam. Việc kết hôn trước độ tuổi được Pháp luật quy định có thể ẩn chứa nguy cơ người mẹ chưa sẵn sàng về tâm sinh lý cho việc làm mẹ, làm vợ dẫn tới các trường hợp tử vong khi sinh con hoặc con sinh ra không được khỏe mạnh. Đối với hôn nhân cận huyết, hậu quả đem lại làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi. Những trẻ em được sinh ra từ cha mẹ có quan hệ hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe, vì hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau.

Thứ hai, về kinh tế, kết hôn trước độ tuổi cho phép, hôn nhân cận huyết cùng với việc không được trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh thai gây khó khăn cho việc kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình, những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, trẻ em sinh ra bị suy dinh dưỡng, và mắc các bệnh hiểm nghèo nếu không có điều kiện chữa trị dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao, ảnh hưởng tới nguồn lực lao động của xã hội. Những điều đó kìm hãm hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa, làm phức tạp hơn Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

Có thể thấy, hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết không còn xa lạ, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống. Nguyên nhân của hiện tượng này cũng rất da dạng, có thể kể đến như phong tục tập quán và lối sống khép kín, trình độ nhận thức chưa cao của đồng bào dân tộc. Những hủ tục đã ăn sâu vào đời sống và truyền từ đời này qua đời khác. Ngoài ra, từ phía nhà nước, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật tới các đối tượng trên chưa thiết thực và hiệu quả, việc áp dụng chế tài xử phạt trên thực tế cũng gặp nhiều khó khăn, một phần vì “phép vua thua lệ làng”, ngoài ra vấn đề dân tộc và tôn giáo cũng là vấn đề nhạy cảm cần phải có cách ứng xử linh hoạt.

Trong vấn đề Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, cùng với việc vi phạm điều kiện kết hôn, hiện tượng không muốn lập gia đình cũng là một hiện tượng hôn nhân đáng bàn luận. Không muốn lập gia đình có thể hiểu là nam, nữ không muốn tham gia vào mối quan hệ vợ chồng và không muốn xác lập quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. Hiện tượng trên khởi đầu trong những nước có mức sống cao ở Bắc Âu, lan sang Bắc Mỹ, ở Châu Á Nhật Bản là quốc gia điển hình.

Ở Việt Nam, hiện nay chưa có con số thống kê về tỉ lệ người theo xu hướng sống độc thân. Trên thực tế, Trong một thời gian dài, hiện tượng này trở thành một trào lưu và được nhiều bạn trẻ hưởng ứng, nhiều người trở nên tôn sùng “chủ nghĩa độc thân”.

Trên phương diện pháp luật, không có quy định nào cấm việc một cá nhân lựa chọn cuộc sống độc thân hoặc bắt buộc một cá nhân khi đến tuổi phải kết hôn. Căn cứ khoản 1 điều 36 Hiến pháp Việt Nam năm 2013,

“1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.”. Theo đó, kết hôn là quyền của công dân, công dân có quyền lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện.

Nhìn trên phương diện lợi ích quốc gia, xu hướng không lập gia đình nếu kéo dài sẽ gây xáo trộn đời sống xã hội, điển hình như: không lập gia đình kéo theo việc duy trì nòi giống bị gián đoạn, dẫn tới lực lượng lao động trên thị trường suy giảm; khi bước sang giai đoạn già hóa dân số, gánh nặng về vấn đề phúc lợi xã hội sẽ tăng cao; tỉ lệ sinh đẻ giảm khiến lượng cầu của hàng hóa, dịch vụ cho bà mẹ và trẻ em giảm theo. Quan trọng nhất, các “tế bào xã hội” sẽ dần bị mất đi.

Hiện tượng trên có thể được hình thành từ nhiều nguyên nhân, nhưng điển hình có thể kể đến như do sự du nhập văn hóa từ các quốc gia khác, do áp lực về kinh tế và do tư tưởng muốn sống tự do, không thích ràng buộc của các bạn trẻ.

*

Hình ảnh: Hôn nhân gia đình.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Để có được một cuộc hôn nhân trọn vẹn không chỉ dừng lại ở giai đoạn kết hôn. Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, việc tuân thủ chế độ hôn nhân cũng là vấn đề nan giải.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”. Có thể thấy, pháp luật đã có những quy định cấm hành vi làm tổn hại đến quan hệ hôn nhân và gia đình và chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Những quy định này được đảm bảo thực hiện bằng chế tài được quy định tại điều 48 Nghị định 110/2013 NĐ/CP,

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.”

Nhưng có thể thấy, mức phạt hành chính như trên là quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe. Do đó, trên thực tế Có thể thấy, hiện tượng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng vẫn diễn ra phổ biến.

“Theo thống kê, 60% các vụ ly hôn ở Việt Nam có yếu tố bạo lực gia đình và trung bình, cứ ba vụ ly hôn thì có một vụ do nguyên nhân ngoại tình” Bài viết trên đưa ra những con số thống kê về thực trạng ngoại tình dẫn tới ly hôn của người Việt Nam. Theo Từ điển tiếng Việt, Ngoại tình là động từ chỉ quan hệ yêu đương bất chính với người không phải vợ hoặc chồng của mình. Nếu xét theo quy định của pháp luật, ngoại tình không vi phạm quy định của pháp luật nhưng có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới vi phạm chế độ hộ nhân một vợ một chồng.

Xem thêm: Thời Gian Liệu Có Phai Nhòa Chuyện Tình Đôi Ta, Lời Bài Hát Năm Ấy Đức Phúc, Video, Mp3

Nguyên nhân của tình trạng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Dựa trên Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay có thể đưa ra một lý do như sau.

Thứ nhất, do hai bên nam nữ chưa tìm hiểu rõ về nhau khi tiến tới hôn nhân, do vậy khi bước vào cuộc sống hôn nhân có những bất đồng mâu thuẫn khiến mục đích hôn nhân không thể đạt được;

Thứ hai, do đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao kéo theo những nhu cầu cá nhân cũng tăng theo;

Thứ ba, do hoàn cảnh công việc, mỗi cá nhân đều phải mở mang thêm nhiều mối quan hệ.

Hiện tượng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có khả năng rất cao dẫn tới cuộc ly hôn của vợ chồng, nếu không có biện pháp hiệu quả sẽ gây ra nhiều bất ổn trong xã hội.

Video: Hướng dẫn thủ tục Ly hôn.

Ly hôn.

Như đã trình bày ở trên, việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng dẫn tới hệ quả là ly hôn. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn tới những cuộc ly hôn, nhưng nói chung lại, khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai cảm thấy mục đích hôn nhân không đạt được thì có thể lựa chọn thực hiện thủ tục ly hôn.

Theo quy định tại khoản 14 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, “14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” Có thể hiểu, việc ly hôn để được coi là hợp pháp phải có bản án hoặc quyết định của Tòa án. Cũng theo quy định của Luật này, có hai phương thức ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.

Tại điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định.

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”

Có thể hiểu một cách đơn giản, ly hôn thuận tình là việc cả 2 bên vợ, chồng đồng ý chấm dứt quan hệ vợ chồng

Đối với ly hôn đơn phương, theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Ly hôn đơn phương có thể hiểu đơn giản là việc ly hôn xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng. Điều luật trên quy định về những trường hợp tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương của vợ hoặc chồng.

Dựạ trên Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, Theo Trung tâm tư vấn giáo dục tâm lý thể chất TPHCM nghiên cứu thì cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước; Theo thống kê của các trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ở TP.HCM, số người đến tư vấn ly hôn chiếm đến 70% trong các ca tư vấn. Ngoài ra, số liệu do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cung cấp thì trong 10 năm trở lại đây có 1.384.660 vụ án ly hôn Tòa án đã giải quyết.

Những vụ ly hôn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật nhất là bạo lực gia đình, ngoại tình, khó khăn về tài chính và mâu thuẫn tình cảm giữa vợ và chồng.

Theo số liệu được công bố bởi Vụ Gia đình - Bộ VH-TT-DL kết quả tổng hợp số liệu cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2017 có trung bình khoảng 292.268 vụ bạo lực gia đình, tính trung bình mỗi năm có khoảng 36.534 vụ.

Ngoài ra, cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%).

​Tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con.

Khi ly hôn, ngoài việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, vợ chồng còn phải giải quyết vấn đề quyền nuôi con và tài sản chung nếu có. Nhằm hướng tới sự nhân văn và tôn trọng quyền con người, Pháp luật Việt Nam đề cao và ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng đối với vấn đề tài sản và quyền nuôi con. Trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận, không thể thỏa thuận và có yêu cầu thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Cụ thể,

Tại khoản 1 điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo luật định và theo thỏa thuận của vợ chồng: “ Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết”. Ngoài ra, tại luật này còn quy định rõ về việc chia tài sản khi vợ chồng sống chung với gia đình (điều 61), chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (điều 62), chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh (điều 64)

Đối với quyền nuôi con, điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

*

Ảnh minh họa: Ly hôn tranh chấp quyền nuôi con.

 Dịch vụ pháp lý hôn nhân gia đình.

Để lựa chọn phương thức ly hôn phù hợp, giải quyết tranh chấp tài sản, quyền nuôi con khi ly hôn và có những nhận định pháp lý đúng đắn, nhiều vợ chồng lựa chọn sự trợ giúp của luật sư. Theo quy luật cung – cầu, các trung tâm trợ giúp pháp lý, các văn phòng tư vấn luật trong lĩnh vựa hôn nhân và gia đình hình thành rất nhiều, chủ yếu ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...

Việc lựa chọn sự trợ giúp của Luật sư đem lại nhiều lợi ích, điều đầu tiên có thể nhìn thấy đó là có sự tư vấn về pháp lý một cách vững chắc, tiếp đến là sự trợ giúp trong quá trình thu thập hồ sơ tài liệu thông qua những quy trình chuyên nghiệp. Ngoài ra, tùy thuộc vào sự thỏa thuận về phạm vi dịch vụ, luật sư có thể cung cấp các dịch vụ khác phục vụ lợi ích của người sử dụng dịch vụ.

Nghiên cứu trên Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, Các vụ ly hôn, tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con khi có sự giúp đỡ của luật sư thông thường sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Hơn nữa, Các văn phòng, công ty tư vấn có nhiều cách thức quảng bá dịch vụ tư vấn của mình trên các phương tiện thông tin truyền thông, nhờ đó những người có nhu cầu có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách dễ dàng.

Trên đây là chia sẻ của chuyên viên pháp lý của Luật Hùng Bách về 05 thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay. Nếu bạn có vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân và gia đình có thể liên hệ trực tiếp đến số 1900 6194 hoặc gửi email về địa chỉ cusc.edu.vn