Tôi Với Anh Hai Người Xa Lạ

Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânTiếng anh thí điểmĐạo đứcTự nhiên và xã hộiKhoa họcLịch sử và Địa lýTiếng việtKhoa học tự nhiênHoạt động trải nghiệm, hướng nghiệpHoạt động trải nghiệm sáng tạoÂm nhạcMỹ thuật
*

Hãy chỉ ra từ bị chép sai trong câu thơ sau và cho biết việc chép sai ấy có bị ảnh hưởng đén nội dung đoạn thơ không? Vì sao? Hãy chép lại cho đúng.

Quê hương anh nươc mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh và tôi hai người xa lạ

................................................


*

- Trong đoạn thơ có từ bị chép sai là “hai”, phải chép lại là “đôi” : “Anh với tôi đôi người xa lạ”.- Chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như sau: “Hai” là từ chỉ số lượng còn “đôi”là danh từ chỉ đơn vị. Từ “hai”chỉ sự riêng biệt, từ “đôi” chỉ sự không tách rời. Như vậy, phải chăng trong xa lạ đã có cơ sở của sự thân quen? Điều đó tạo nền móng cho chuyển biến tình cảm của họ.

*Chép lại

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh và tôi đôi người xa lạ


Đúng 2
Bình luận (0)
*

Từ chép sai ở đây là từ"hai",phải chép lại thành"đôi"

=>Từ "đôi" và "hai"đều là số đếm nưng cách sử dụng và sắc thái biểu cảm của 2 từ khác nhau.Từ"hai"là số từ cụ thể nhưng tách rời còn từ "đôi"là danh từ loại thể chỉ sự gắn bó mật thiết.Ngay trong xa lạ,những người lính đã có sự gắn bó thân quen,vì cùng chung giai cấp,cảnh ngộ,chung mục đích nhiệm vụ,chung niềm tâm sự.

Chép lại:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ..."


Đúng 1
Bình luận (0)
Các câu hỏi tương tự
*

Bằng 1 đoạn văn tổng-phân- hợp ( khoảng 12 câu ) hãy làm rõ nội dung đoạn thơQuê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi như đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng, đầu sát bên đầuĐêm rét chung chăn thành đôi tri kỉĐồng chí!Trong đoạn thơ có sử dụng 1 câu bị động và 1 câu ghép


Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu
0
0

Bằng 1 đoạn văn tổng-phân- hợp ( khoảng 12 câu ) hãy làm rõ nội dung đoạn thơQuê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi như đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng, đầu sát bên đầuĐêm rét chung chăn thành đôi tri kỉĐồng chí!Trong đoạn thơ có sử dụng 1 câu bị động và 1 câu ghép


Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu
0
0

Cho đoạn thơ sau:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"

Câu thơ của đoạn thơ trên có gì đặt biệt?Phân tích cái hay của câu thơ ấy


Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu
3
1

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đên rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!”

1. Ghi lại một câu thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Giải thích câu thành ngữ đó?

2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

3. Giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”. Chép chính xác một câu thơ trong một bài thơ đã học có từ “tri kỉ”. Ghi rõ tên tác giả và tên văn bản. Chỉ ra điểm giống và khác nhau của từ “tri kỉ” trong hai câu thơ đó.

4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

5. Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về tình đồng chí của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối, câu chứa thành phần biệt lập cảm thán – chỉ rõ).