Thực tập ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam những năm gần đây. Việc tìm hiểu rõ về ngành Quản trị kinh doanh giúp bạn định hướng nghề nghiệp tốt hơn trước khi quyết định chọn ngành, chọn trường theo học.

Bạn đang xem: Thực tập ngành quản trị kinh doanh

 Chúng ta sẽ từng bước tìm hiểu qua tất cả những thông tin cần thiết, qua đó giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành học này.

Quản trị kinh doanh là gì? 

Khái niệm Quản trị kinh doanh là gì? được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Quản trị kinh doanh gồm các chuyên ngành:

– Quản trị kinh doanh tổng hợp– Quản trị doanh nghiệp– Quản trị Khởi nghiệp– Quản trị Logistic

*

Quản trị kinh doanh học những môn gì?


Kiến thức cơ sở khối ngànhKinh tế vi mô.
Kinh tế vĩ mô.
Quản trị học.
Giao tiếp kinh doanh.
Kiến thức cơ sở ngànhNhập môn QTKD.
Môi trường kinh doanh quốc tế.
Tiếp thị căn bản.

Xem thêm:

Quan hệ kinh tế quốc tế.
Kiến thức ngànhThống kê trong kinh doanh.
Nguyên lý kế toán.
Quản trị dự án.
Quản trị sự kiện.
Thương mại điện tử.
Quản trị chất lượng.
Quản trị tiếp thị.
Kiến thức bổ trợNgoại ngữ
Luật kinh tế
Thị trường chứng khoán
Thanh toán quốc tế
Kế toán quản trị
Kiến thức chuyên sâu ngànhQuản trị dự án
Đạo đức kinh doanh
Hệ thống sản xuất tinh gọn
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị tài chính
Quản trị marketing
Giao tiếp kinh doanh
Hành vi tổ chức
Quản trị chất lượng I
Nghiên cứu thị trường
Quản trị rủi ro
Quản trị chiến lược

Thực tập ngành quản trị kinh doanh thực tập ở đâu?

Trước khi kết thúc khóa học sinh viên sẽ được thực tập tại một đơn vị theo đúng chuyên ngành mà mình được đào tạo. Theo đó khi học ngành quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được thực tập tại các phòng ban như Phòng kinh doanh, Phòng kế hoạch, Phòng quản lý, Phòng điều hành…

Nội dung công việc sinh viên được làm trong quá trình thực tập:

Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác.Lập kế hoạch công tác tuần, tháng trình Trưởng phòng duyệt. Thực hiện theo kế hoạch được duyệt.Tìm hiểu và phân tích đối thủXây dựng và nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mẫu của các quy trình này.Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo cáo tiếp xúc khách hàng.Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, Lập thủ tục ký kết hợp đồngTrực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồngNhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng….Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng.Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định

Học Quản trị kinh doanh ra trường làm nghề gì?


Trong quá trình lựa chọn ngành học cũng như định vị tương lai, nhiều bạn thí sinh, sinh viên vẫn chưa nắm bắt một cách rõ ràng “Học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm nghề gì?”. Đối với ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường các bạn sẽ làm trong những lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, quản lý sản xuất, quản trị Marketing, quản trị chuỗi cung ứng… Sinh viên có thể làm việc tại Phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, quản lý, điều hành ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.