Tách Ối Sau Bao Lâu Thì Đẻ

Không ít mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ vì không biết điều này có gây ảnh hưởng gì tới em bé hay không. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn hiện tượng này nhé.

Bạn đang xem: Tách ối sau bao lâu thì đẻ


3. Một vài phương pháp kích thích chuyển dạ khi thai nhi 41 tuần4. Bà bầu mang thai 41 tuần cần lưu ý điều gì?

1. Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có sao không?

Thực tế, chỉ có 5% các mẹ bầu là sinh con vào đúng ngày dự sinh. Do đó, các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng khi thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bởi đây là một hiện tượng không hiếm gặp. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai 41 tuần chưa sinh bao gồm:

– Bác sĩ tính sai ngày dự sinh do từ đầu mẹ bầu cung cấp sai thông tin về ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối.

– Việc dự đoán ngày sinh sẽ không được chính xác nếu mẹ đi khám thai quá muộn, cụ thể là sau 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Một số vấn đề sức khỏe của thai nhi như rốn ngắn, ngôi thai không thuận…


*

Các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng khi thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ


2. Mẹ nên làm gì khi thai 41 tuần chưa có dấu hiệu sinh?

Mặc dù thai 41 tuần chưa có dấu hiệu sinh là điều phổ biến và hoàn toàn bình thường nhưng để yên tâm hơn, các mẹ có thể tới gặp bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ siêu âm để đánh giá tình trạng bánh rau, dây rốn và ngôi thai. Từ kết quả siêu âm, bác sĩ mới có thể đưa ra những tư vấn phù hợp là có nên giục sinh hay đợi.

Nhiều mẹ bầu vì quá lo lắng nên hay bày tỏ mong muốn và nguyện vọng được mổ đẻ. Tuy nhiên, điều này còn phải phụ thuộc vào tình hình sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Nếu không có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên sinh thường để đảm bảo sức khoẻ cho cả hai mẹ con.

3. Một vài phương pháp kích thích chuyển dạ khi thai nhi 41 tuần

Có thể nói, việc kéo dài thời gian mang bầu lên đến 41 tuần sẽ khiến mẹ mệt mỏi vì bụng bầu ngày càng to. Bên cạnh đó, tinh thần mẹ cũng bị ảnh hưởng khi chịu áp lực từ việc những người thân xung quanh thường xuyên thắc mắc về ngày chuyển dạ. Vì vậy, trong trường hợp mẹ không muốn chờ thêm thì hãy chia sẻ với bác sĩ để lựa chọn một vài cách hỗ trợ phù hợp.

3.1. Tách ối để kích thích thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Tách ối là phương pháp cảm ứng tự nhiên nhưng có thể gây ra một số rủi ro nhất định nên bắt buộc phải do chính bác sĩ thực hiện.

– Mục tiêu: Tách ối giúp kích thích sản xuất prostaglandin – một loại hormone giúp kích thích tử cung co thắt.

– Quy trình thực hiện:

Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đưa 2 ngón tay vào trong âm đạo mẹ bầu để kiểm tra xem cổ tử mềm, giãn hay mỏng, có thuận lợi để tách ối không. Nếu cổ tử cung còn ở vị trí cao và chưa mở thì việc tách ối sẽ khiến mẹ bầu rất đau.

Nếu cổ tử cung mở đủ cho 2 ngón tay đưa vào thì bác sĩ sẽ chạm được vào màng ối đang bám vào cổ tử cung. Lúc đó, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng dùng 2 ngón tay, lách vào giữa màng ối và cổ tử cung, xoay một vòng để tách nhẹ màng ối ra khỏi cổ tử cung và không được làm rách màng ối.

– Hiệu quả: Nếu lóc ối thành công, các mẹ bầu sẽ chuyển dạ sau đó khoảng 48 giờ. Nếu sau 36 giờ mà chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ tách ối một lần nữa.


*

Tách ối để kích thích sinh khi thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ


3.2. Bấm ối hoặc bấm ối kết hợp truyền oxytocin

Cũng giống như tách ối, bấm ối chỉ được thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ đã mở. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng một cây kim nhỏ, dài để tạo một lỗ thủng nhỏ trên màng ối. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng tay xé rộng màng ối.

Trong trường hợp cổ tử cung chưa mở, bác sĩ sẽ chỉ định pha vào chai dịch truyền một lượng oxytocin phù hợp để truyền tĩnh mạch cho sản phụ. Oxytocin cũng là một chất giúp kích thích tử cung co bóp. Khi cổ tử cung đã mở đủ thì bác sĩ sẽ tiến hành bấm ối như bình thường.

Bấm ối giúp bác sĩ kiểm tra số lượng và màu của dịch ối.

– Nếu dịch ối trong, không có gì bất thường thì sản phụ sẽ tiếp tục được theo dõi để sinh thường tự nhiên.

– Nếu dịch ối có mùi tanh, hôi hoặc màu xanh, lẫn phân su thì sản phụ sẽ được yêu cầu mổ lấy thai gấp để tránh thai nhi bị nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Hàng Nghìn Csgt Tổng Kiểm Tra Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ

Lưu ý: Trước và ngay sau khi bấm ối, bác sĩ phải theo dõi tim thai một cách chặt chẽ. Nếu tim thai bất ổn (quá chậm hoặc quá nhanh) thì bác sĩ phải có phương án xử trí kịp thời để thai nhi không bị ngạt.

3.3. Dùng prostaglandin – phương pháp hỗ trợ thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ phổ biến

Prostaglandin là một loại hormone kích thích tử cung co thắt. Để kích thích chuyển dạ, bác sĩ sẽ cho sản phụ ngậm thuốc có chứa prostaglandin hoặc đặt vào âm đạo. Thuốc này có vai trò làm mềm cổ tử cung và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ hơn.

Tuy rằng phương pháp này khá đơn giản và không đau đớn nhưng không phải sản phụ nào cũng có thể sử dụng. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên áp dụng với các trường hợp thai to hoặc có dị tật bẩm sinh nặng. Không nên dùng trong các trường hợp thai quá ngày hay chậm phát triển.


*

Prostaglandin có vai trò làm mềm cổ tử cung và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ hơn.


3.4. Đặt bóng cổ tử cung

Một ống cao su nhỏ có chứa một túi bóng nhỏ sẽ được bác sĩ đưa vào cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ bơm nước để làm phồng túi bóng ở đầu ống, gây tác động vào màng ối. Khi thấy màng ối bị tác động, cơ thể sản phụ tiết ra hormone khởi phát chuyển dạ. Cùng lúc đó, túi bóng mềm, co giãn ở đầu ống cũng sẽ giúp nong rộng cổ tử cung, giúp việc chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn.

Sau 12 đến 24 giờ, bác sĩ sẽ rút ống và túi bóng ra để kiểm tra độ mở cổ tử cung. Trong trường hợp túi bóng rơi ra trước khi bác sĩ tháo thì có thể cổ tử cung của mẹ bầu đã mở rộng, khiến túi bóng rơi ra ngoài, do đó mẹ đừng quá lo lắng.

4. Bà bầu mang thai 41 tuần cần lưu ý điều gì?

Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu 41 tuần cảm thấy dễ chịu hơn để sẵn sàng bước vào hành trình vượt cạn.

4.1. Những điều nên làm

– Có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, đủ chất. Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất có lợi cho sự phát triển não như: các loại cá béo, sữa chua Hy Lạp, hàu, rau xanh đậm…

– Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: Nước lọc, nước canh rau, nước ép trái cây…

– Giữ cho tinh thần luôn thoải mái bằng cách:

+ Chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc đón bé yêu chào đời.

+ Trò chuyện với bạn bè, các hội nhóm để lấy thêm kinh nghiệm.

+ Nấu ăn, đọc sách hoặc xem những bộ phim hài hước.

+ Massage để cơ thể thoải mái hơn, tránh những cơn đau nhức do bụng bầu “quá khổ” đem lại.

– Tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu… cũng là cách giục sinh tự nhiên.


*

Mẹ bầu mang thai tháng cuối nên giữ cho tinh thần luôn thoải mái


4.2. Những điều không nên làm

– Bỏ bữa, nhịn ăn hoặc ăn quá ít đều không tốt vì có thể làm giảm lượng đường trong máu. Trường hợp bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải ăn theo chế độ có sự tư vấn của bác sĩ.

– Lo lắng, căng thẳng.

– Tắm hoặc ngâm bồn nước nóng quá lâu: Điều này không tốt cho cả mẹ và bé vì cơ thể bà bầu và thai nhi dễ gặp các vấn đề trong việc điều chỉnh nhiệt độ.

Có thể nói, mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ sẽ khiến nhiều phụ nữ lo lắng. Nhưng thực tế, thai trên 42 tuần mới gọi là thai già tháng và cần chấm dứt thai kỳ. Vì vậy, các mẹ hãy cứ thoải mái, đợi con yêu thêm một chút thôi nhé!