So Sánh Cương Lĩnh Chính Trị Đầu Tiên Của Đảng Và Luận Cương Chính Trị Của Trần Phú

So sánh luận cương chính trị với cương lĩnh chính trị hay phân tích điểm giống và khác nhau giữa luận cương chính trị với cương lĩnh chính trị đều được thể hiện rõ trong nội dung bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi để có thể trả lời được Luận cương chính trị là gì? Luận cương khác với cương lĩnh chính trị như thế nào.

Bạn đang xem: So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng và luận cương chính trị của trần phú


So sánh Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) và Cương lĩnh chính trị (2/1930)

Bối cảnh ra đờiĐiểm giống nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh của ĐảngĐiểm khác nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh của ĐảngNhận xét Kết luận

So sánh Luận cương chính trị 10/1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Giống nhau– Đều xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt là tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua giai đoạn TBCN, tiến thẳng lên XHCN và chũ nghĩa cộng sản
– Đều xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống phong kiến, 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau– Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân thông qua Chính đảng tiên phong, cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận, có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới.Khác nhau1. Tính chất xã hội– Cương lĩnh chính trị đầu tiên: xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, bao gồm 2 mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến, trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất, gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn tay sai.– Luận cương chính trị 10/1930: Xã hội Đông Dương gồm 2 mâu thuẫn dân tộc và giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất2. Tính chất cách mạng-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: cách mạng trải qua 2 giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để tiến lên chũ nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn kế tiếp nhau, không bức tường nào ngăn cách.
– Luận cương chính trị 10/1930: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến thẳng lên XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN. Hoàn thành thắng lợi của giai đoạn này mới làm tiếp giai đoạn khác.3. Kẻ thù cách mạng-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng. Cương lĩnh đã xác định rõ kẻ thù không phải toàn bộ là phong kiến và tư sản– Luận cương chính trị 10/1930: Đế quốc và phong kiến, luận cương không phân biệt rõ trong hàng ngũ giai cấp phong kiến còn có bộ phận tiến bộ, Luận cương cũng không đề cập đến bộ phận tư sản mại bản.

Xem thêm: Đề Khảo Sát Chất Lượng Đầu Năm Lớp 6 Năm Học 2021, Khảo Sát Cl Đầu Năm

4. Nhiệm vụ cách mạng.-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập. Dựng lên chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp của đế quốc, tịch thu ruộng đất,… chia cho dân nghèo, tiến hành cải cách ruộng đất.– Luận cương chính trị 10/1930: Đánh đổ thế lực phong kiến, đánh đổ ách áp bức bốc lột tư bản, thực hành cách mạng thổ địa và đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.5. Vai trò lãnh đạo-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bên cạnh những điểm giống nhau, hai cương lĩnh trên có một số điểm khác sau: Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương rộng hơn (Đông Dương).

Điểm khác nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh của Đảng

Một là, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng( nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. Trong Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”.Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có quan hệ khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.Hai là, về lực lượng cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.Như vậy, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Với Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
List nhạc Tik Tok hay nhất Lời chúc ngày 22-12 hay và ý nghĩa
*
Lời dẫn chương trình đêm Giáng sinh tại giáo xứ Những ca khúc Giáng sinh tiếng Việt hay nhất Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 8 khoá 12
*
Hoạt cảnh Giáng sinh 2018