Phân tích bài thơ quê hương của giang nam

Đề tài quê hương đã đi vào thơ ca rất lãng mạn, trữ tình với những tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Trong số đó, phải kể đến áng thơ về quê hương tình cảm da diết của nhà thơ Giang Nam. Bài thơ Quê hương của Giang Nam ra đời, đánh dấu một phong cách thơ độc đáo, giàu tính nghệ thuật thời kháng chiến. Hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, cảm nhận thông điệp về bài thơ Quê Hương này để thấy được bức tranh quê hương rõ nét nhé!


Bài thơ Quê hương của Giang Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

Giang Nam sinh năm 1929, ông để lại cho nền nghệ thuật nhiều tác phẩm “kinh điển” với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Phong cách thơ của ông luôn phảng phất hình bóng quê hương, đất nước. Bài thơ Quê hương của Giang Nam được sáng tác năm 1960. Thời điểm này nhà thơ đang hoạt động tại căn cứ dưới chân núi Hòn Dù thuộc tỉnh Khánh Hòa. Khi ấy vợ và người con gái yêu dấu của ông đã bị giặc giết hại.

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ quê hương của giang nam

Trong tận cùng nỗi đau thương, mất mát, Giang Nam đã viết nên bài thơ “Quê hương”. Có thể nói đây là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của thi sĩ. Bài thơ Quê hương của Giang nam đã được trao tặng giải thưởng tại Tạp chí Văn nghệ năm 1960 – 1961.


*
*
*
*
Thông điệp ý nghĩa và giá trị của tác phẩm tồn tại mãi với thời gian

Bài thơ Quê hương của Giang Nam không chỉ mang nhiều thông điệp ý nghĩa mà còn giàu giá trị nội dung và nghệ thuật:

Giá trị nội dung của bài thơ

Bài thơ Quê hương đã khắc họa thật trọn vẹn ký ức tươi đẹp của tuổi thơ tại vùng đất thanh bình. Ký ức đẹp về những ngày trốn học, bị mẹ đánh đòn và về cô bé hàng xóm. Nhưng khi chiến tranh bắt đầu, những khó khăn và sự mất mát là điều khiến nhà thơ khắc khoải nhất. Qua tất cả, những mối quan hệ đôi lứa đã được nhân lên thành lý tưởng cách mạng. Khát vọng chiến đấu và giành hòa bình cho đất nước thật mạnh mẽ, lớn lao.

Xem thêm: Bán Chung Cư Tại Vinh Nghệ An Giá Rẻ Tháng 10/2021, Bán Căn Hộ Chung Cư Tại Nghệ An

Giá trị nghệ thuật của bài thơ

Quê hương của Giang Nam được lặp đi, lặp lại trong bức tranh không gian hoài niệm. Thể thơ tự do, câu dài, câu ngắn tạo nên sự phóng khoáng cho bài thơ. Những hình ảnh liên tưởng độc đáo, gợi cảnh làm nổi bật tình cảm day dứt, xao xuyến. Đặc biết bút pháp tương phản giữa ký ức thanh bình ở phần đầu cùng sự đau thương cuối bài thơ đã tạo được sự đồng cảm từ người đọc.

Bài thơ Quê hương của Giang Nam mang nhiều nỗi niềm chất chứa. Khi đọc lại những câu thơ của tác giả, trong lòng chúng ta lại có một nỗi nhớ khắc khoải da diết và niềm hoài niệm khó tả. Chắc hẳn bạn và tôi sẽ thêm trân quý, yêu hơn mảnh đất mình đã sinh ra và trưởng thành ở đó.