CÔNG THỨC VIẾT LẠI CÂU GIỮ NGUYÊN NGHĨA

Bạn biết không? Một trong những kỹ năng quan trọng trong kỳ thi IELTS chính là cấu trúc viết lại câu hay cấu trúc paraphrase. Đặc biệt là với những bạn muốn đạt được điểm cao trong kỳ thi này thì không thể bỏ qua điểm “trợ thủ đắc lực” này. Vậy công thức viết lại câu là gì? Và luyện kỹ năng này như thế nào?

Paraphrase là cách viết lại một cụm từ/ câu hay đoạn văn bằng cách sử dụng những từ ngữ sao cho ý nghĩa nguyên bản của cụm hay câu gốc không bị thay đổi. (Hay còn được gọi là “diễn giải lại ý”). Nó cực kỳ giúp ích khi bạn muốn diễn đạt ý Writing hay Speaking theo một cách khác để tránh lặp từ và tăng tính sáng tạo trong câu nói, hay để bạn dễ dàng nhận biết những từ được paraphrase sẵn trong bài Reading và Listening để “scan” dễ hơn.

Bạn đang xem: Công thức viết lại câu giữ nguyên nghĩa

WISE ENGLISH sẽ cung cấp cho bạn các bạn trọn bộ các công thức viết lại câu để giúp bạn chinh phục giấc mơ IELTS dễ dàng hơn nhé!

*


Nội dung bài viết

I. 6 tuyệt chiêu sử dụng công thức viết lại câu trong IELTSIII. Trọn bộ tài liệu công thức paraphrase trong tiếng Anh2. Bất mí cách học cấu trúc paraphrase IELTS hiệu quả qua bộ tài liệu

I. 6 tuyệt chiêu sử dụng công thức viết lại câu trong IELTS

1. Công thức viết lại câu dùng từ đồng nghĩa/ trái nghĩa (synonyms/antonyms)

Đây hẳn là công thức viết lại câu được “ưu ái” và an toàn nhất với các bạn muốn nâng band lên mức 6+. Với cách này, ngữ pháp câu sẽ được viết lại bằng cách thay thế một vài từ trong câu bằng các từ đồng nghĩa, cấu trúc câu gần như không đổi.


E.g.1: My car needs petrol. → My vehicle requires fuel.

(Xe của tôi cần đổ xăng.)


E.g.2: Violent crime is on the rise among teenagers. → Violent offenses are rising among young people.

(Tội phạm bạo lực đang gia tăng trong lứa tuổi thanh thiếu niên.)


2. Công thức viết lại câu biến đổi dạng của từ (Word form)

Dạng từ (word form) bao gồm cả loại từ (noun, adjective, adverb, verb…) và dạng động từ (V-ing, to-infinitive…) và cả các cụm từ (phrase). Paraphrase theo cách này chính là thay các từ trong câu gốc bằng các “dạng từ” khác sao cho nghĩa không đổi.

Theo mình thấy, thường gặp nhất chính là thay 1 từ bằng cụm từ hoặc thay tính từ + danh từ bằng động từ + trạng từ.

E.g: Education is obviously a much better measure for raising awareness of laws.

(Giáo dục rõ ràng là một phương pháp tốt hơn nhiều để nâng cao nhận thức về pháp luật.)


→ People who are properly educated have a stronger heightened awareness of laws.

(Những người được giáo dục đúng cách có nhận thức về pháp luật cao hơn.)


3. Công thức viết lại câu bằng ngữ pháp chuyển đổi câu chủ động – bị động (Active – passive sentences)

Đây là điểm ngữ pháp mình thường dùng nhất trong các công thức viết lại câu bởi ngữ pháp này không chỉ dễ áp dụng, giúp bài viết của mình dài hơn một tí mà còn giúp tạo cảm giác “pro” cho bài viết, nếu kết hợp với 2 ngữ pháp ở trên thì sẽ vô cùng hiệu quả trong việc nâng band bài viết.

Nguyên tắc rất đơn giản, các bạn chuyển câu chủ động (câu gốc) sang câu bị động và ngược lại, thay thế từ đồng nghĩa/ đổi word form nếu muốn. Tuy nhiên, mình thấy nên chuyển chủ động sang bị động, hiệu quả hơn việc đưa bị động thành chủ động nhé.


E.g: People say that global warming is caused by the burning of fossil fuels.

(Người ta cho rằng sự nóng lên toàn cầu là do việc đốt nhiên liệu hóa thạch.)

→ Global warming is said to be caused by the burning of fossil fuels.

Xem thêm: Có Nên Mua Chung Cư Lê Thành Tân Tạo ? Nên Nua Lê Thành Tân Tạo Hay Căn Hộ Nhất Lan

(Sự nóng lên toàn cầu được cho rằng là do việc đốt nhiên liệu hóa thạch.)


4. Công thức viết lại câu bằng cách thay đổi trật từ từ trong câu (Word order)

Cách paraphrase này mình thường không hay sử dụng lắm, vì về cơ bản phải áp dụng chung với thay từ đồng nghĩa hoặc đổi dạng từ mới mang lại hiệu quả.

Cách này chính là, với những câu có 2 hoặc nhiều mệnh đề/ cụm từ, ta có thể đổi vị trí các mệnh đề/ cụm từ với nhau mà vẫn giữ nguyên nghĩa của câu.

E.g: People eat more food produced in other regions than local food.

(Mọi người ăn thực phẩm sản xuất ở nơi khác nhiều hơn là ăn thực phẩm sản xuất tại địa phương.)

→The consumption of imported food has gained popularity in recent years.

(Việc tiêu thụ thực phẩm nhập khẩu đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.)

5. Dùng các cấu trúc ngữ pháp tương đương

Bạn có thể áp dụng phương pháp này nếu nền tảng ngữ pháp của bạn tốt. Với cách này, bạn thay từ hoặc đổi cả câu bằng cách thay điểm ngữ pháp trong câu gốc bằng các điểm ngữ pháp khác. Ví dụ câu trực tiếp-gián tiếp, câu điều kiện, nguyên nhân-kết quả.

E.g: Although it experienced declines in the previous years, the figure is forecast to reach a high of 35% in the year 2019.

(Mặc dù đã giảm trong những năm trước, nhưng con số này được dự báo sẽ đạt mức cao 35% vào năm 2019.)

Despite its previous declines, the figure is forecast to reach a high of 35% in the year 2019.

(Mặc dù có sự sụt giảm trước đó, con số này được dự báo sẽ đạt mức cao 35% vào năm 2019.)

6. Dùng chủ ngữ giả (Dummy/ empty subject)

Trong một số trường hợp khi paraphrase, để nhấn mạnh chủ thể hành động của câu, bạn có thể dùng câu tách (cleft sentence) với chủ ngữ giả “It”, mang nghĩa “chính là ai/ cái gì đã làm gì”. Chủ ngữ giả “It” cũng được dùng trong trường hợp chuyển câu chủ động thành câu bị động đặc biệt.


E.g: Children should obey the rules their parents and teachers set.

(Trẻ em nên tuân theo các quy tắc mà cha mẹ và giáo viên đặt ra.)

It is claimed that offspring should follow all the rules their parents and teachers set.

(Người ta khẳng định rằng con cái nên tuân theo tất cả các quy tắc mà cha mẹ và giáo viên của chúng đặt ra.)

Dành riêng cho bạn: TỔNG HỢP PHRASAL VERB THEO CHỦ ĐỀ THÔNG DỤNG HAY NHẤT


II. Một số lưu ý khi sử dụng cấu trúc paraphrase:

Trong IELTS, đặc biệt Writing, paraphrase rất quan trọng, dù ít dù nhiều, hãy thay đổi từ cho trong đề, đừng “bê” nguyên câu trên đề vào nhé.Không nên quá lạm dụng cấu trúc paraphrase: Bạn không cần phải cố đổi hết từ trong câu để không bị lặp. Việc lặp từ 2-3 lần trong bài viết là hoàn toàn bình thường. Ngược lại, nếu bạn cố gắng dùng paraphrase hay thay đổi quá nhiều sẽ khiến bạn dễ bị xao nhãng, viết lạc đề, đồng thời làm bài viết trở nên cứng nhắc, khó hiểu.Không quá ngắn/ không quá dài: đa số khi paraphrase lại các bạn sẽ khiến câu gốc dài hơn. Tuy nhiên hãy giữ lượng từ của câu gốc ngang với câu bạn dùng paraphrase, đừng kéo dài đến hơn tập 2-3 dòng. Ngược lại, nếu câu gốc quá dài, bạn cũng có thể tách ra thành các câu ngắn hơn theo ý bạn hiểu.Thì/ Dạng từ/ Loại từ…: Sau khi paraphrase các bạn hãy đọc lại, chú ý thì, dạng động từ, đặc biệt plural-singular nouns (danh từ số ít/ nhiều), vì nhiều lúc sau khi đổi chủ ngữ thì dạng động từ cũng phải thay đổi theo. Từ đồng nghĩa/ gần nghĩa: như đã nói ở cách 1, các bạn cần chú ý phân biệt từ đồng nghĩa với các từ gần nghĩa, đồng thời đặt chúng vào ngữ cảnh của câu dùng paraphrase, không phải lúc nào từ này cũng thay được cho từ kia (ví dụ large không thay được cho massive, nên dùng enormous). Phương pháp học từ vựng 6 bước của Wise cũng là cách hiệu quả để các bạn học từ, gia đình từ, từ đồng nghĩa và đặt chúng trong ngữ cảnh thông qua các ví dụ.