'CHÚNG CON CANH GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI'

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhàvăn hóa kiệt xuất. Người là tựu trung cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho những giá trị cao đẹp nhất của tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam; là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cách mạng; là hình ảnh gần gũi giữa lãnh tụ và nhân dân.


*

Hà Nội những ngày tháng 5 trời trong xanh vời vợi, trong dòng người xếp hàng ngay ngắn vào Lăng viếng Bác hôm nay, có cả những thương binh nặng đã dâng hiến máu xương và tuổi thanh xuân, chiến đấu vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Có cả những thương binh nặng hỏng cả hai mắt luôn ao ước trong cuộc đời dù không nhìn thấy Bác, nhưng là được vào Lăng để viếng Bác kính yêu.


*

Sáng 16/5, sau khi đã vào Lăng viếng Bác, đứng bên ao cá Bác Hồ, ông Doãn Hồng Sơn, đến từ xã Tân Khánh, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) xúc động nói: “Đây là lần đầu tiên tôi được vào Lăng viếng Bác. Biết nơi Bác yên nghỉ đã lâu nhưng do điều kiện ở xa, tôi chưa về thăm Bác lần nào. Lần này thì tôi thỏa nỗi lòng ước mong, nếu có nhắm mắt xuôi tay tôi cũng yên lòng. Bây giờ tuy đã cao niên, nhưng còn chút sức khỏe, tôi nguyện những năm tháng cuối đời vẫn học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại, dạy bảo con cháu sống có ích cho xã hội, học tập, trưởng thành theo lời di huấn của Người”.

Từ Tây Nguyên xa xôi, ông Nguyễn Văn Lưỡng, thôn An Hòa, xã Ia Drang, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai vượt hàng trăm cây số ra Thủ đô viếng Bác nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người. Ông Lưỡng xúc động: “Tôi đã thỏa lòng mong ước. Đây là lần đầu tiên vợ chồng tôi được ra Hà Nội viếng Bác, được đi thăm quan khu nhà sàn Bác Hồ, ao cá nơi Bác nghỉ chân năm xưa... Đâu đâu tôi cũng thấy đẹp. Được nghe những lời giới thiệu về cuộc đời của Bác, nước mắt tôi dâng trào cảm phục về tấm gương giản dị của Người, tất cả vì nước vì dân. Bác là một nhân cách lớn mà chúng tôi nguyện học tập suốt đời”.

Ông Doãn Hồng Sơn và ông Nguyễn Văn Lưỡng là hai trong số hàng triệu người dân đã vinh dự được viếng Bác trong dịp ý nghĩa này. Và suốt hơn 50 năm qua, những cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón tiếp hàng triệu lượt người vào Lăng viếng Bác.

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ.Tải về: video/mp4

Để giúp đỡ những thương binh nặng, các chiến sĩ tiêu binh đã chuẩn bị sẵn loại xe đẩy đặc biệt. Họ thận trọng nhẹ nhàng nâng các thương binh lên từng bậc, từng bậc cầu thang đưa các anh vào thăm Bác, miêu tả từng chi tiết cho những thương binh nặng không quan sát được. Qua lời giới thiệu của các chiến sĩ tiêu binh, nhiều thương binh đã bật khóc ngay trong phòng Bác yên nghỉ.

Với các mẹ Việt Nam anh hùng, nhất là các mẹ ở miền Nam thành đồng, tuổi đã cao, mắt đã mờ nhưng vẫn quyết tâm giữ gìn sức khỏe để được ra Thủ đô vào Lăng viếng Bác. Có mẹ, do chưa nhìn rõ Bác nên đã đề nghị cho được vào viếng Bác lần nữa để nhìn Người rõ hơn, mai này về miền Nam nếu có theo tiên tổ cũng yên lòng vì đã được gặp Bác.

Theo Thiếu tướng Bùi Hải Sơn, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc giữ gìn bảo vệ an toàn thi hài Bác, bảo vệ công trình Lăng, Quảng trường Ba Đình và quản lý, vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật là những công việc cực kỳ quan trọng, nhưng mục đích cuối cùng của những công việc ấy là để đón đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đến thăm Lăng và vào viếng Bác, để được chiêm ngưỡng Người và học tập những tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người. Do đó, công tác đón tiếp, phục vụ khách đến viếng Bác là một trong những nhiệm vụ chính trị của Bộ đội Bảo vệ Lăng.

Ngay từ những ngày đầu mở cửa Lăng đón đồng bào và khách quốc tế đến viếng Bác, số lượng ngày càng đông, trong khi mọi mặt còn nhiều khó khăn, hiện tượng đồng bào bị ngất khi vào viếng Bác xảy ra khá nhiều. Nguyên nhân là do đi đường xa, phương tiện, đường sá giao thông hạn chế, kinh tế khó khăn, ăn uống không bảo đảm dẫn đến mệt mỏi, khi vào viếng Bác, được nhìn thấy Người, nhiều đồng bào không kìm nén được xúc động.


*

Bên cạnh đó,còn có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa bên ngoài và trong phòng giữ gìn thi hài Bác, nhất là về mùa hè. Do đó, phương án bảo vệ sức khỏe, tổ chức cấp cứu, phục vụ bảo đảm các nhu cầu, chủ yếu là nước uống và ăn nhẹ cho nhân dân đã sớm được đơn vị nghiên cứu, báo cáo đề xuất cấp trên chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Đối với đồng bào ở xa, việc tổ chức đón tiếp, liên hệ nơi ăn, nghỉ cho đồng bào được thực hiện chu đáo, tận tình, nhất là những đồng chí thương binh nặng và người già yếu, tàn tật, các đoàn đại biểu người có công với cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng, già làng, trưởng bản, các cháu thiêu niên, nhi đồng… đều được nghiên cứu tổ chức ngày càng chu đáo, an toàn.

Theo Thiếu tướng Bùi Hải Sơn, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ sung hoàn thiện quy chế tổ chức lễ viếng Bác; tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác đón tiếp ngày càng tốt hơn như: Tôn tạo cảnh quan, môi trường; thay thế hệ thống mái che đường viếng, triển khai tuyến phố đi bộ xung quanh Lăng; hệ thống kiốt điện tử, mạng không dây miễn phí và Trang tin điện tử của Ban Quản lý Lăng.

Tổ chức định kỳ các chương trình nghệ thuật tại khu vực Lăng; tiếp nhận và trả máy ảnh, camera, điện thoại di động, máy nhắn tin. Tổ chức cấp nước uống và bánh mỳ miễn phí cho khách vào viếng Bác trong các ngày lễ, 40/4, 1/5, 19/5, 2/9 hàng năm. Kết hợp xem phim, nghe giới thiệu và tặng Huy hiệu Bác Hồ, các ấn phẩm văn hóa về Bác cho các đoàn mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình có công với cách mạng, các cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong học tập, công tác để lại ấn tượng, tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân và khách quốc tế.

Bạn đang xem: 'chúng con canh giấc ngủ của người'


*

*

Tháng 5/1967, sau sinh nhật lần thứ 77 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khỏe của Bác đã có dấu hiệu giảm sút. Bộ Chính trị đã họp phiên bất thường do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng chủ trì để bàn việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của Người và chuẩn bị cho việc giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch khi Người đi vào cõi vĩnh hằng.

Hội nghị đã quyết định những vấn đề quan trọng, đó là: Phải bảo đảm tuyệt đối bí mật, nếu không nhân dân sẽ lo lắng và Bác sẽ phê bình, không đồng ý cho triển khai thực hiện chủ trương này. Đồng thời phải chọn ngay một số cán bộ y tế giỏi gửi sang Liên Xô (cũ) học tập về khoa học giữ gìn thi hài. Bộ Chính trị nhất trí giao nhiệm vụ đặc biệt này cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đảm nhiệm.

Tháng 6/1968, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Ban Tổ chức Trung ương quyết định thành lập Tổ y tế đặc biệt và khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị về y tế và giao cho Bộ Tư lệnh Công binh xây dựng một công trình bí mật (mang mật danh 75A) ở phía sau Nhà tang lễ Quân y Viện 108 để phục vụ công tác giữ gìn thi hài Bác. Công trình được xây dựng xong vào cuối năm 1968.

*

Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định Quảng trường Ba Đình sẽ là nơi tổ chức lễ tang khi Bác từ trần và Hội trường Ba Đình sẽ là nơi quàn thi hài Bác để nhân dân và bạn bè quốc tế tới viếng Bác trong những ngày lễ tang. Bộ Tư lệnh Công binh tiếp tục được giao nhiệm vụ chuẩn bị các công việc cần thiết và thi công công trình này với mật danh 75B.

Sau khi xem xét, phân tích kỹ lưỡng cuối cùng Ban Chỉ đạo quyết định chọn phương án di chuyển bằng đường bộ.


Về Lăng, thi hài Người được giữ gìn trong không gian rộng, hàng ngày có hàng ngàn lượt người đến viếng. Trong điều kiện đó, việc bảo đảm môi trường trong sạch khó khăn hơn nhiều. Măt khác, thi hài Bác trong giờ viếng chịu tác động bởi hệ thống chiếu sáng cần phải được nghiên cứu xử lý, duy trì đúng quy định.


Tuy nhiên, giữ gìn thi hài phục vụ thăm viếng, chiêm ngưỡng là phát minh, công nghệ duy nhất trên thế giới của Liên Xô; trong đó, có dung dịch bảo quản và bộ trang phục đặc biệt, được nhà nước Liên Xô quản lý rất chặt chẽ theo quy chế bí mật quốc gia. Do vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, nhân viên của đơn vị phải vừa làm, vừa học để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và triển khai nghiên cứu khoa học phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặc biệt.

Xem thêm: Có Được Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp Có Được Xây Nhà Không ?

Đại tá Đinh Quốc Hùng, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sau những thành công trong việc vươn lên tự đảm nhiệm công tác y tế thường xuyên và làm thuốc trong giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã xuất hiện một bước phát triển quan trọng trong quá trình hợp tác với Liên bang Nga.

Tiếp theo thành công này, các năm sau đó, bạn đã đồng ý để ta và bạn hợp tác pha chế dung dịch tại Việt Nam, tổ chức phân tích đánh giá tại Việt Nam, không phải đưa về Nga để kiểm tra như trước nữa. Thành công trong tự pha chế dung dịch đặc biệt tại Việt Nam là bước ngoặt quan trọng, khẳng định tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, sự nỗ lực vươn lên không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, nhân viên y tế Viện 69 đã tích cực chuẩn bị đầy đủ các vật tư, hóa chất, trang bị máy móc, cũng như lực lượng cán bộ cho nhiệm vụ này. Đến nay, Viện 69 đã 15 lần pha chế thành công dung dịch đặc biệt sử dụng trực tiếp cho việc giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Thực hiện đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Lãnh đạo nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới”, Thường vụ, Đảng ủy Đoàn 969 đã tham mưu, đề xuất với Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng triển khai toàn diện các nhiệm vụ, trong đó về nhiệm vụ y tế tập trung nghiên cứu sản xuất bộ quần áo đặc biệt tại Việt Nam nhằm làm chủ vững chắc, tiến tới làm chủ hoàn toàn nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác.

Từ chủ trương đó, Đảng ủy Đoàn 969, Ban Quản lý Lăng, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã báo cáo Chính phủ và Bộ Quốc phòng đầu tư Dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất bộ quần áo đặc biệt tại Việt Nam phục vụ nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay cho việc hàng năm ta phải đặt hàng từ phía Nga, hơn nữa ta sẽ làm chủ hoàn toàn công nghệ này.

Tháng 7/2018, dưới sự chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đơn vị đã cùng với các đối tác nghiệm thu, đánh giá và kết luận Dự án VN01 hoàn thành xuất sắc, đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của nhiệm vụ đặc biệt. Dự án đã được bàn giao cho Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng quản lý, vận hành sản xuất phục vụ cho nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Bác.

Dự án VN01 hoàn thành và đưa vào sử dụng là bước phát triển vượt bậc về công nghệ. Đây là điểm mốc quan trọng đánh dấu kết quả to lớn của quá trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học, khẳng định từ nay Việt Nam có đủ khả năng làm chủ vững chắc, tiến tới làm chủ hoàn toàn nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với thành tích xuất sắc trong thực hiện Dự án VN 01, năm 2018, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.


Do vậy Viện 69 xác định vừa tích cực tự nghiên cứu, học tập; đồng thời tăng cường hợp tác để tranh thủ sự giúp đỡ về kiến thức, kinh nghiệm của chủ sở hữu công nghệ là vấn đề chiến lược. Từ năm 1992, Viện 69 đã tham mưu về nội dung để Ban Quản lý Lăng ký các thỏa thuận hợp tác trực tiếp với Trung tâm nghiên cứu y sinhMoskva - trước đây là Viện nghiên cứu khoa học thuộc Lăng Lenin.

Theo đó, hàng năm, Viện 69 và Trung tâm trao đổi các đoàn chuyên gia cùng thực hiện các đề tài khoa học, bạn tổ chức đào tạo theo chuyên đề cho ta cả ở Nga và Việt Nam. Các vấn đề hợp tác với bạn được Viện 69 nghiên cứu đề xuất cho từng giai đoạn, theo lộ trình tiến tới làm chủ hoàn toàn nhiệm vụ.

Ở trong nước, Viện 69 cũng tích cực tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ đảm bảo đủ tin cậy về mọi mặt cho thực hiện nhiệm vụ. Việc học tập, đào tạo được tiến hành cả tại các nhà trường trong và ngoài nước, cả tại chỗ. Bồi dưỡng đào tạo tại chỗ được tiến hành bằng nhiều hình thức kết hợp, trong đó quan trọng nhất là thông qua các hoạt động khoa học công nghệ và thực nghiệm.

Ngày nay, trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, triển khai và áp dụng có hiệu quả nhiều đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm hợp lý hóa quy trình vận hành nên đã triệt để khai thác có hiệu quả công suất của thiết bị, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng, kéo dài tuổi thọ, tăng cường độ dự phòng và sẵn sàng phục vụ tốt những tình huống có thể xảy ra như úng ngập, mất điện.


Đi đôi với tăng cường bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác thiết bị hiện có, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép triển khai chương trình đổi mới, thay thế thiết bị tổng thể hợp lý, bảo đảm bền vững, lâu dài phục vụ nhiệm vụ chính trị, bảo đảm các hoạt động của công trình Lăng không bị gián đoạn.

Hàng năm thực hiện tốt việc duy tu, sửa chữa tôn tạo kiến trúc công trình Lăng, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, các công trình liên quan, bảo đảm cho các công trình luôn bền vững, khang trang sạch đẹp, tương xứng với ý nghĩa chính trị văn hóa của công trình Lăng; trong đó việc nghiên cứu đổi mới thay thế hệ thống điều hòa trung tâm công trình Lăng là nhiệm vụ khó khăn phức tạp.

Sau nhiều năm nghiên cứu, tổng hợp nắm vững quy trình đơn vị đã tổ chức thay thế thành công hệ thống thiết bị kỹ thuật. Sau khi hoàn thành toàn bộ hệ thống đều hoạt động ổn định, các thông số kỹ thuật về nhiệt độ, độ ẩm, môi trường đều bảo đảm đúng quy định và có hệ số dự phòng cao. Đây là sự phát triển vượt bậc của ngành kỹ thuật, là cơ sở, điều kiện vững chắc để đơn vị thực hiện tốt nhất cho nhiệm vụ chính trị đặc biệt.

Trong thời gian tới, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nêu cao ý chí độc lập tự chủ, tự lực tự cường, tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, vươn lên làm chủ vững chắc, tiến tới làm chủ hoàn toàn nhiệm vụ giữ gìn lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác.

Quản lý, vận hành an toàn các hệ thống thiết bị kỹ thuật, khai thác hiệu quả thiết bị mới lắt đặt, bảo đảm thông số đúng quy định và có hệ số dự phòng cao. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thiết bị phục vụ nhiệm vụ chính trị, tu bổ tôn tạo kiến trúc công trình Lăng và các công trình liên quan khang trang, sạch đẹp.

Không ngừng nâng cao chất lượng công tác đón tiếp tuyên truyền nhân dân và khách quốc tế đến viếng Bác, thăm quan công trình Lăng của Người và Khu Di tích K9.