Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Việt Nam

Bộ máy hành chính nhà nước là tổng thể hệ thống các cơ quan chấp hành và điều hành lập ra để quản lý toàn diện hoặc quản lý ngành, lĩnh vực trong cả nước hoặc trên phạm vi lãnh thổ nhất định.

Bạn đang xem: Bộ máy hành chính nhà nước việt nam


Bộ máy hành chính nhà nước là một trong những hệ thống cơ quan trọng trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Bộ máy hành chính nhà nước còn thường được gọi là cơ quan hành pháp. Vậy, bộ máy hành chính Nhà nước là gì? Bộ máy hành chính Nhà nước bao gồm những cơ quan nào? Để giải đáp những thắc mắc đó, mời quý bạn đọc đến với bài viết Bộ máy hành chính Nhà nước là gì?

Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước?

Bộ máy hành chính nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Bộ máy hành chính nhà nước thực hiện quyền nào?

Quyền lực của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước được trao mang tính pháp lý, thể hiện:

– Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật buộc các cơ quan cấp dưới trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước, các tổ chức khác trong xã hội và công dân phải chấp hành, thực hiện.

– Quyền kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quyết định quản lý.

– Tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục, khen thưởng, kỷ luật, và cưỡng chế khi cần thiết trong quản lý hành chính nhà nước.

Thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước là sự phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao. Tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ, các cơ quan hành chính nhà nước được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng để hoạt động.

Thẩm quyền chung được trao cho những cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên những quy mô rộng và nhiều lĩnh vực, vừa mang tính chất ngành, vừa mang tính chất lãnh thổ, ví dụ như Chính phủ, UBND các cấp. Thẩm quyền riêng được trao cho những tổ chức thực hiện chức năng quản lý hành chính theo ngành hoặc các lĩnh vực cụ thể, ví dụ như các bộ, ngành…

Đặc điểm bộ máy hành chính nhà nước?

Với tư cách là một bộ phận của bộ máy Nhà nước, bộ máy hành chính Nhà nước có đầy đủ các đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước. Cụ thể đặc điểm của Bộ máy hành chính Nhà nước là gì?

– Tính quyền lực:

Các cơ quan hành chính Nhà nước có quyền Nhân danh Nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước trước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công;

– Về tổ chức và hoạt động:

 Bộ máy hành chính Nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định;

Được thành lập và hoạt động dựa trên các quy định, Pháp luật quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nước. Chúng có mối quan phối hợp chặt chẽ với nhau trong thực hiện công việc được giao.

– Về nguồn nhân lực:

Nhân sự của cơ quan hành chính Nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành từ con đường tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định. Trong đó, Cán bộ, công chức được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, cơ quan hành chính nhà nước có đặc điểm đặc trưng cơ bản phân biệt với các cơ quan Nhà nước khác. Cụ thể như sau:

– Các cơ quan hành chính có chức năng quản lý hành chính Nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính Nhà nước hay còn gọi là hoạt động chấp hành-điều hành.

– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến địa phương tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước.

Từ những phân tích nêu trên, ta có thể trả lời cho câu hỏi Bộ máy hành chính nhà nước là gì? Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, bao gồm hệ thống cơ quan các cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành-điều hành, có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

*

Bộ máy hành chính Nhà nước bao gồm các cơ quan nào?

Bộ máy hành chính Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Trong đó:

-Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 94, Hiến pháp 2013).

Trên cơ sở quy định của pháp luật, Chính phủ thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước thông qua việc sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, giáo dục; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Bên cạnh đó, Bộ và Cơ quan ngang bộ là cơ quan giúp việc của Chính phủ trong quản lý Hành chính Nhà nước. Điều 39, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc”. Hiện nay, Việt Nam có 22 bộ, cơ quan ngang bộ trong bộ máy hành chính Nhà nước.

Xem thêm: Giải Toán 7 Tập 1 Hình Học, ✓ Sách Giáo Khoa Toán Lớp 7 Tập 1

-Ủy ban nhân dân các cấp:

Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương được tổ chức tương ứng với các đơn vị hành chính lãnh thổ, bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã; Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ địa giới hành chính tỉnh đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực thuộc địa phương mình, bảo đảm việc thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có chức năng quản lý hành chính nhà nước thống nhất trên mọi lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ huyện nhằm triển khai thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và cấp huyện.

Ủy ban nhân dân cấp xã có chức năng quản lý hành chính nhà nước chung trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã, bảo đảm thi hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.

Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước

Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất: Về chính trị

Đây là nhiệm vụ cơ bản của hành chính nhà nước, cũng là chức năng cơ bản của tổ chức hành chính nhà nước, còn gọi là chức năng thống trị.

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thông qua các thiết chế thuộc hệ thống bộ máy hành chính nhà nước như công an, an ninh quốc gia, quân sự, tình báo… để điều khiển các chức năng mang tính bắt buộc, khống chế, bảo vệ, phòng ngự, trấn áp nhằm giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia.

Thứ hai: Về kinh tế

Thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế của bộ máy hành chính nhà nước như các Bộ, các ngành để tổ chức và quản lý kinh tế – xã hội.

Chức năng kinh tế được thể hiện thông qua các hoạt động như: Định ra chiến lược, kế hoạch phát triển xã hội và nền kinh tế quốc dân, bao gồm các quy hoạch, kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế khu vực; các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; ban hành chính sách, văn bản pháp luật, quy định tiêu chuẩn, định mức, quy phạm kinh tế – kỹ thuật chủ yếu; phối hợp hài hòa những mối quan hệ kinh tế và kế hoạch phát triển giữa các ngành, địa phương, các xí nghiệp; chỉ đạo và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các ngành với các địa phương…

Thứ ba: Về văn hóa

 Chức năng văn hóa được thể hiện thông qua các hoạt động như: Định ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển khoa học, văn hóa, giáo dục; ban hành chính sách, văn bản pháp luật để quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật…; chỉ đạo, giám sát, hiệp đồng các ngành nghiên cứu khoa học – kỹ thuật và các đơn vị giáo dục; phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực nhằm nâng cao hiệu quả của chức năng văn hóa của bộ máy hành chính nhà nước, thúc đẩy sự 29 phát triển của khoa học, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng văn hóa, tư tưởng của toàn dân tộc, xây dựng xã hội văn minh.

Thứ tư: Về xã hội

Đây là một chức năng rộng, bao hàm trong nhiều hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tất cả những chức năng quản lý của bộ máy hành chính nhà nước đối với các “công việc chung” trên một phạm vi rộng đều được gọi là chức năng xã hội.

Chức năng này được thể hiện thông qua việc xây dựng các bộ máy chuyên ngành để thực thi sự quản lý đối với các công việc như phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội và cung cấp dịch vụ công cộng như y tế, bảo vệ trẻ em, bảo vệ môi trường và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

– Các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước;

+ Tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân vào hành chính nhà nước;

+ Tập chung dân chủ;

+ Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ;

+ Phân định quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước;

+ Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật;

+ Nguyên tắc công khai minh bạch;

– Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Trung Ương

+ Chính phủ

+ Bộ và cơ quan ngang bộ;

– Tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương

+ Ủy ban nhân dân;

+ Cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Bộ máy hành chính Nhà nước là gì? của công ty chúng tôi. Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc.