Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam

Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg, lấy ngày 19/4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng độc đáo, đậm đà bản sắc, thể hiện ở trang phục, tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ, âm nhạc, kiến trúc, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng. Ðó là sự kết tinh của cả một quá trình lao động, sáng tạo từ bao đời nay để tạo nên một nền văn hóa giàu đẹp, thống nhất trong đa dạng, tạo nên dáng đứng Việt Nam. Truyền thống văn hóa dân tộc chính là cội nguồn sức mạnh của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người nhằm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, bảo đảm giữ gìn được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời kỳ hội nhập.

Với những giá trị tốt đẹp đó, những năm qua, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã từng bước lan tỏa và thấm sâu trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, thực sự trở thành ngày hội để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, qua đó góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân.

Bạn đang xem: Bản sắc văn hóa dân tộc việt nam

*

Hai cha con nghệ nhân Lý Hồng Quân, dân tộc Mông tỉnh Bắc Kạn trình diễn tiết mục múa khèn đặc sắctại không gian chợ vùng cao phía Bắc năm 2021, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam(Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội)

Đối với tỉnh Bắc Kạn, để tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, thời gian qua, các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh thường xuyên tuyên truyền, tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Trong mỗi dịp hưởng ứng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, các hoạt động càng được đẩy mạnh, tạo không khí phấn khởi, thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Năm 2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND huyện Chợ Đồn tổ chức chương trình Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam gắn với công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ, xã Ngọc Phái (Chợ Đồn) là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Xem thêm: Trực Tiếp Xổ Số Miền Nam 19 Tháng 10 /2021, Xổ Số Miền Nam 19/10/2020

Năm 2019, Sở tiếp tục phối hợp với huyện Na Rì tổ chức trọng thể Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai gắn với tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”.

Bên cạnh đó, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã triển khai nhiều dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, như: Lễ hội Lồng tồng tại xã Bằng Vân (Ngân Sơn); Lễ Phjất Lăng của người Dao đỏ thôn Nà Vài, xã Quảng Khê (Ba Bể); Lễ 3 ngày tuổi của người Dao Sán Chí, xã Bộc Bố (Pác Nặm)... Triển khai các dự án như: Bảo tồn “Lễ hội Màng của người Dao Tiền, huyện Ngân Sơn”; Bảo tồn “Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông, huyện Bạch Thông”…

Tỉnh Bắc Kạn có 7 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, độc đáo luôn được cộng đồng các dân tộc chung tay gìn giữ và phát huy. Đến nay, Bắc Kạn đồng sở hữu 1 di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Then (cả nước chỉ có 13 di sản loại này). Tỉnh cũng sở hữu 16 di sản trong danh mục Văn hóa phi vật thể quốc gia (cả nước chỉ có 364 di sản loại này), gồm: “Múa khèn của người Mông ở Bắc Kạn”; “Chữ viết của dân tộc Dao”; “Nghi lễ quá tăng (lễ cấp sắc) của người Dao ở Bắc Kạn”; “Lễ cấp sắc của then Tày”; “Chữ Nôm của dân tộc Tày”; “Lượn slương của dân tộc Tày”; “Lễ hội lồng tồng Ba Bể”; “Nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày”; “Lễ cầu năm mới, cầu mùa của dân tộc Dao”; “Lễ mừng sinh nhật (mừng thọ) của người Nùng”; “Lễ cấp sắc cho thầy Tào của người Tày”; “Lễ cấp sắc pụt (lẩu pụt) của người Tày”; “Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ”; “Lượn cọi của người Tày huyện Pác Nặm”; “Hát pá dung của người Dao” và “Lễ kỳ yên của người Tày”...

Văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Việt Nam nói chung, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói riêng là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa quan trọng. Hằng năm, ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) chính là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn vinh bản sắc văn hoá các dân tộc. Đây cũng là cơ hội để cho các dân tộc trong cộng đồng hiểu về nhau, gần gũi, quý trọng và hoà hợp nhau hơn, tương hỗ cùng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, từ đó cùng nhau giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của dân tộc trên địa bàn./.